Thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty TNHH tại Đà Nẵng
Thứ hai, 21/12/2015, 16:12 GMT+7 | Xem: 9.311
Thu tuc dang ky kinh doanh cong ty TNHH tai Da Nang
Thành lập công ty TNHH là việc làm không hẳn dễ với các cá nhân hay tổ chức, đặc biệt là khâu soạn hồ sơ thành lập, hãy để công việc ấy cho Công ty đào tạo và tư vấn doanh nghiệp Ngân Việt và bạn chỉ cần ngồi vào bàn làm việc, chúng tôi với nhiều chuyên viên có kinh nghiệm trong việc hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh, chắc chắn chúng tôi sẽ làm hài lòng khách hàng.
Với các thông tin dưới đây chúng tôi hy vọng các chủ doanh nghiệp tương lai sẽ có cái nhìn tổng quát về loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn mà mình đang chuẩn bị điều hành.
Công ty TNHH là gì
Công ty TNHH là loại hình công ty mà thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty TNHH không vượt quá năm mươi;
Thành viên công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phần vốn góp của thành viên công ty TNHH chỉ được chuyển nhượng theo các quy định chặt chẽ quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty TNHH có hai loại hình:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là loại hình công ty TNHH mà thành viên công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá năm mươi.
– Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình công ty TNHH do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Điều kiện thành lập công ty TNHH
Theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, Các cá nhân muốn thành lập công ty TNHH tư nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý công ty TNHH tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty TNHH kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các công ty TNHH 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại công ty TNHH khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ưu điểm của loại hình công ty TNHH
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHh chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty TNHH trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty TNHH không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty TNHH.
Nhược điểm của loại hình công ty TNHH
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty TNHH trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi tâm lý rủi ro khi hợp tác so với các loại hình công ty khác;
- Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh
- Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH
- tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
- Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
Vốn điều lệ thành lập công ty TNHH
1. Vốn điều lệ để thành lập một công ty TNHH là bao nhiêu?
Căn cứ vào luật doanh nghiệp thì không quy định cụ thể vốn điều lệ nhất định để thành lập một công ty TNHH trừ một số ngành nghề đặc biệt như kinh doanh chứng khoán, ngân hàng…, Nhà nước có quy định cụ thể riêng về vốn điều lệ.
2. Căn cứ Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005, quy định:
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chế độ mở cửa và khuyến khích những ai có tài đều có thể làm kinh tế dưới nhiều hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, mở cửa rất rộng cho các cá nhân muốn làm kinh tế được lựa chọn theo nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp doanh
- Doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Có nhiều hình thức để thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn hình thức nào thì phụ thuộc vào từng hoàn cảnh của bạn: Khả năng vốn, khả năng kinh doanh sao cho hiệu quả, trình độ quản lý và những điều kiện khác… Chúc bạn lựa chọn được cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp nhất.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc Thành lập công ty TNHH, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư):
- Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập.
- Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quy trình thành lập công ty TNHH
Chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập công ty
- Để thành lập công ty TNHH, khách hàng cần chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho việc thành lập công ty như:
- Chuẩn bị trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
- Vốn thành lập công ty: Việc lựa chọn vốn điều lệ của công ty là việc rất quan trọng. Vốn điều lệ của công ty là số vốn do các thành viên đóng góp, Việt Tín sẽ tư vấn cho khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương án phát triển kinh doanh của công ty TNHH, cơ cấu góp vốn và tỷ lệ phân chia quyền và lợi ích giữa các cổ đông công ty.
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp Luật của công ty, chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo phương án kinh doanh và tham chiếu theo theo quy định của Pháp luật về đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty.
- Đặt tên công ty: Tên công ty có rất nhiều ý nghĩa, nên lựa chọn đặt tên Công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tiêu chí đầu tiên khi đăng ký kinh doanh là tên Công ty không trùng với các công ty đã thành lập trước đó (trên địa bàn tỉnh, thành phố).
- Khách hàng chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng của người đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông để thực hiện đăng ký kinh doanh.
Khắc dấu
Khắc dấu là công việc quan trọng sau khi khách hàng nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD. Nhận được Đăng ký kinh doanh, khách hàng sẽ phải đến cơ quan công an (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh) để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.
Đăng ký mã số thuế
Đăng ký mã số thuế là công việc cuối cùng mà khách hàng phải làm để đưa công ty TNHH đi vào hoạt động. Khách hàng đến Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.
Quy trình Thành lập công ty TNHH gồm 5 bước, khách hàng có thể tham khảo và trực tiếp tiến hành đăng ký thành lập công ty TNHH tại cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ với Ngân Việt
để được cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty TNHH trọn gói tốt nhất.
Dịch vụ tư vấn Thành lập công ty TNHH của Công ty đào tạo và tư vấn doanh nghiệp Ngân Việt sẽ đại diện khách hàng soạn hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Ngân Việt luôn mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho khách hàng.
Xem thêm: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, kế toán thực hành, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."