Khóa học > Kế Toán Phần Mềm Misa, Fast, Vietsoft Tại Đà Nẵng

KHÓA HỌC KẾ TOÁN MÁY TẠI ĐÀ NẴNG VỚI NGÂN VIỆT

Kế toán phải làm gì khi thực hiện công việc kế toán trên phần mềm kế toán?

Kế toán Ngân Việt xin giới thiệu tới tất cả các bạn các phần mềm kế toán Misa, Vietsoft, Fast,...

Giới thiệu chung

Hiện nay, việc học " kế toán máy " đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với rất nhiều đối tượng khác nhau như: những người đang đi làm và mới tôt nghiệp đều muốn học kế toán máy để trau dỗi kĩ năng, kiến thức về một công cụ hữu ích giúp công việc của một kế toán trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Còn đối với những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thì muốn học kế toán máy để trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết- đó có thể là lợi thế của mình khi đi xin việc, giúp mình tự tin hơn khi phải đối mặt với những ứng cử viên sáng giá khác.

 khoa hoc ke toan may tai da nang

Để đáp ứng nhu cầu và góp phần trang bị cho các bạn, kế toán Ngân Việt xin giới thiệu tới các bạn khóa học Kế toán máy:

Nội dung học kế toán trên phần mềm

Quy trình làm kế toán máy:

 

  1. 1. Xây dựng hệ thống danh mục từ điển
  2. 2. Cập nhật số dư đầu kỳ
  3. 3. Cập nhật số phát sinh tong kỳ
  4. 4. Thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ
  5. 5. Xem báo cáo

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT                         

Hiểu các công việc kế toán tại doanh nghiệp sản xuất.              

  • 1. Loại hình sản xuất, sản phẩm sản xuất.
  • 2. Đặc điểm hoạt động của DN SX
  • 3. Cách thức tập hợp chi phí để tính gía thành sản phẩm.
  • 4. Phương thức hạch toán hàng tồn kho.
  • 5. Phương thức khấu hao TSCĐ được áp dụng.
  • 6. Chế độ kế toán mà doanh nghiêp áp dụng.
  • 7. Hình thức ghi sổ

Bước 1_Biết cách khai báo thông tin trên phần mềm

  • 1. Khai báo các thông tin hệ thống
  • 2. Khai báo đơn vị cơ sở (đơn vị mình hạch toán)
  • 3. Danh mục, tài khoản, tiền tệ
  • 4. Khai báo ngày bắt đầu nhập liệu trong phần mềm
  • 5. Khai báo các tham số tuỳ chọn.
  • 6. Khai báo các danh mục từ điển.
  • 7. Khai báo các thông tin phục vụ tính giá thành cho sản phẩm.

Bước 2_ Nhập các phát sinh liên quan tới hoá đơn chứng từ thực tế hàng ngày phát sinh trong ( Từ 1- 6 tháng ) trong 1 năm tài chính

  • 1. Thu, chi tiền mặt, tiền gửi, thanh toán công nợ với khách hàng, và nhận tiền KH thanh toán qua giao dịch tiền mặt hoặc chuyển khoản,
  • 2. Nhập dữ liệu NVL xuất kho vào phục vụ sản xuất căn cứ vào nhu cầu thực tế cần SX trong tháng.
  • 3. Nhập dữ liệu khi thành phẩm sản xuất hoàn thành và cho vào kho.
  • 4. Cập nhập hoá đơn chứng từ mua nguyên vật liệu vào nhập kho theo giá vốn nhập kho, ghi nhận công nợ và quản lý công nợ phải trả.
  • 5. Cập nhập hoá đơn chứng từ xuất kho thành phẩm bán hàng, ghi nhận doanh thu bán hàng, các khoản thuế phải nộp, công nợ và quản lý công nợ phải thu.
  • 6. Nhập dữ liệu thông tin về tài sản cố định phát sinh trong ngày và theo dõi khấu hao TSCĐ.
  • 7. Việc cật nhập thông tin về CCDC và theo dõi phân bổ chi phí.
  • 8. Cách ghi nhận lương làm chi phí và phân bổ lương cho từng mặt hàng để tính vào giá của từng mặt hàng SX.
  • 9. Tính và ghi nhận chi phí về các khoản thuế Môn bài, thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN và một số phát sinh liên quan đến chi phí dịch vụ mua ngoài (điện nước, điện thoại, tiếp khách, quảng cáo, Văn phòng phẩm….,.)
  • 10. Làm các công việc nhập liệu khác phát sinh trong ngày, trong tháng và trong năm tài chính cần hạch toán.

Bước 3_Các công việc cuối tháng:

Làm xong việc nhập dữ liệu phát sinh trong tháng học viên được học cách xử lý dữ liệu trước khi ra được các báo cáo liên quan.

  • 1. Tính giá hàng tồn kho nguyên vật liệu nhập, xuất trong tháng.                        
  • 2. Cuối tháng làm bút toán lương và các khoản trích theo lương.
  • 3. Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố đinh, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn.
  • 4. Thực hiện tính giá thành cho sản phẩm sản xuất trong kỳ.
  • 5. Kết chuyển thuế và các loại doanh thu, thu nhập và chi phí để xác định kết quả.

Bước 4_ Sau khi hoàn tất xong phần xử lý học viên được lên và xem các bảng báo cáo tài chính liên quan và cách kiểm tra, đối chiếu độ chính xác của việc nhập liệu và xử lý và ghi nhận thông tin về từng tài khoản kế toán.

  • 1. Bảng cân đối phát sinh tài khoản kế toán
  • 2. Bảng cân đối kế toán
  • 3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 4. Xem và đối chiếu kết quả các loại sổ tổng hợp (Sổ nhật ký chung) , sổ chi tiết (sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi NH, sổ công nợ phải thu, phải trả, và một số loại sổ phục vụ theo yêu cầu quản lý của kế toán).
  • 5. Được hướng dẫn đọc báo cáo tài chính và phát hiện sai sót (nếu có)
  • 6. Xem và chuyển in một số báo cáo cần thiết

 Lịch học: 

 Thời gian học: 7 tuần vào tất cả các ngày từ thứ 2-7(chủ nhật nghỉ)

 Mỗi ngày có 3 ca học: Sáng(7h45 - 10h30); Chiều(13h 30- 16h30); Tối(17h45 - 20h15)

 

Nguồn: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, kế toán thực hành, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."

 

 

 

 

 


 

 

© 2015 CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ VÀ KẾ TOÁN NGÂN VIỆT

Cơ sở 1: 18 Trung Nghĩa 7, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh : Chi nhánh: 476/1 Phan Châu Trinh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại : 0236.3.679.466- Di động(Zalo) : 0905.146.548 hoặc 0967.931.501

Email         : nganvietdt@gmail.com

 

+ Lượt truy cập : 1.483.759

+ Đang online : 42

+ Hôm nay : 434

+ Hôm qua : 516

[X]