Tin tức | TIN MỚI
Chính sách mới về Thuế – Bảo hiểm-Tiền lương
Thứ ba, 11/08/2015, 10:13 GMT+7 | Xem: 3.983

 Chính sách mới về Thuế – Bảo hiểm-Tiền lương

Tháng 8 nhiều chính sách mới về thuế, bảo hiểm, Tiền lương – kế toán có nhiều thay đổi. Để củng cố lại những chính sách mới để cho các bạn có thể cập  nhật nhanh và kịp thời nên hôm nay chúng tôi  xin chia sẻ những văn bản, công văn mới đến với các bạn.

Thứ 1: Hướng dẫn mới về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông tư 96/2015/TT-BTC bộ tài chính đã ban hành ngày 22/06/2015 bổ sung rất nhiều điều về luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

1. Chuyển lỗ.

 DN trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án đầu tư …. Nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản  xuất kinh doanh ( bao gồm cả thu nhập khác quy định tại điều 7 TT78/2015/TT-BTC) sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định ( sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 4 TT78/2015/TT-BTC)

 2. Thời điểm xác nhận doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

 Thời điểm xác nhận doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại khoản 3 điều 5 TT78/2015/TT-BTC

 3. Chi phí trang phục cho người lao động

Bỏ mức khống chế đối với Trường hợp DN có chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật, DN được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Không tính vào chi phí được trừ đối với phần chi trang phục bằng tiến cho người lao động vượt quá 05 triệu đồng/ người/ năm. 

Nếu chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/ người/ năm bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

 4. Chi phí phụ cấp đi công tác.

Cho phí tiền điện, tiền nước

Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.

Thứ 2: Sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế thu nhập cá nhân
 

1. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm

 2. Đối với xác định ngưỡng doanh thu không chịu thuế

- Cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình, cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải thuế TNCN được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

3. Đối với thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế

3.1. Về khoản thu nhập từ trợ cấp

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc.

3.2. Về khoản bảo hiểm không bắt buộc không có tích luỹ về phí bảo hiểm

Hướng dẫn cụ thể trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí),...

 3.3. Về khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động

 Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. 

 3.4. Về khoản chi đám hiếu, hỉ cho người lao động và gia đình người lao động

 Bổ sung không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.5. Về khoản thu nhập từ lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên 

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn

Thứ 3: Chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 01/01/2016

   Chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động kể từ ngày 01/01/2016 được thực hiện như sau:

   - Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

    - Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

  Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

 + 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Thứ 4 : Hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ

Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định05/2015/NĐ-CP. Theo đó:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số giờ làm thêm hoặc Số sản phẩm làm thêm.

Mức 150% hoặc 200% hoặc 300% theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.

Ngoài nội dung trên, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH còn hướng dẫn cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm.

Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 08/8/2015 và các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/3/2015.

 Tag: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, thực hành kế toán, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."

CÁC TIN KHÁC

© 2015 CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ VÀ KẾ TOÁN NGÂN VIỆT

Cơ sở 1     : 15  Thái Thị Bôi, P. Chính Gián, q. Thanh Khê, tp Đà Nẵng

Cơ sở 2     : 45 Kiều Oánh Mậu, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Chi nhánh : Chi nhánh: 476/1 Phan Châu Trinh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại : 0236.3.679.466- Di động(Zalo) : 0905.146.548 hoặc 0967.931.501

Email         : nganvietdt@gmail.com

 

+ Lượt truy cập : 1.377.509

+ Đang online : 1

+ Hôm nay : 659

+ Hôm qua : 157

[X]