Hướng dẫn hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Thứ hai, 07/03/2016, 11:06 GMT+7 | Xem: 1.572
Kế toán tiền lương thường được cho là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhỏ nhặt và đặc biệt là tính cẩn thân cao vì tính chất công việc, tiền bạc cực kì quan trọng hơn nữa lương còn là một vấn đề nhạy cảm rất dễ gây mâu thuẫn, xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động mà kế toán là cơ sở trung gian.
Khi tính lương kế toán phải căn cứ để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là bảng tính - thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
Khi hạch toán tiền lương, nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều bộ phận sản xuất kinh doanh thì kế toán phải hạch toán riêng chi phí tiền lương cho từng bộ phận như: Bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý...
Tài khoản chính là 334 - phải trả người lao động.
1. Tính lương:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (QĐ 48 là 6421)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
(Các tài khoản 622/623/627 theo QĐ 48 là TK 154)
2. Các khoản giảm trừ theo lương:
a. Nếu trong kỳ có nhân viên tạm ứng lương, kế toán hạch toán:
Nợ 334: Trừ vào lương người lao động
Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng
b. Nếu trong kỳ có phát sinh thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu trừ, kế toán hạch toán:
+ Xác định số thuế phải trừ vào lương:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ
Có TK 3335: Thuế TNCN
+ Khi nộp thuế:
Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp
Có TK 111, 112
c. Các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương, hạch toán:
Nợ TK 334 : Tổng số trích trừ vào lương (10,5%)
Có TK 3383: Lương cơ bản X 8%
Có TK 3384: Lương cơ bản X 1,5%
Có TK 3389: Lương cơ bản X 1%
Đây là tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm mới nhất năm 2014,
3. Khi hạch toán các khoản trích trừ vào lương người lao động, kế toán sẽ hạch toán luôn các khoản trích mà doanh nghiệp phải nộp thay người lao động để tính vào chi phí theo tỷ lệ đóng như sau:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: 24% x lương cơ bản
Có TK 3383: Lương cơ bản X 18%
Có TK 3384: Lương cơ bản X 3%
Có TK 3389: Lương cơ bản X 1%
Có TK 3382: Lương cơ bản X 2%
4. Khi nộp tiền bảo hiểm:
Nợ TK 3383 : Số đã trích BHXH (26%)
Nợ TK 3384 : Số đã trích BHYT (4,5%)
Nợ TK 3389 : Số đã trích BHTN (2%)
Nợ TK 3382 : Số tiền kinh phí công đoàn phải nộp (2%)
Có TK 111 hoặc 112: số tiền thực nộp
5. Nếu trong kỳ, có nhân viên được hưởng chế độ thai sản, mà doanh nghiệp nhận được tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .)
- Khi nhận được tiền Kế toán hạch toán:
Nợ 112: Số tiền nhận được
Có 338: phải trả phải nộp khác.
- Khi trả tiền cho người lao động được hưởng:
Nợ 338: Số tiền phải trả
Có 111, 112: số tiền đã trả
6. Nếu trong kỳ có phát sinh trả lương cho người lao động bằng hàng hóa:
- Kế toán sẽ phải xuất hóa đơn, căn cứ vào đó kế toán sẽ hạch toán:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( QĐ 48 là 5118).
Xem thêm: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, kế toán thực hành, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."