Tổng hợp các chế độ mà chị em (cả anh em) được hưởng trong độ tuổi sinh đẻ.
Thứ hai, 12/10/2015, 14:10 GMT+7 | Xem: 1.189
Có ai trong chúng ta được hưởng tất cả các chế độ mà mình lẽ ra được hưởng chưa?
I. Nghỉ “đèn đỏ” và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng:
1.Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
2.Ttrong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.
3.Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
II. Thực hiện các biện pháp tránh thai:
1.Thời gian nghỉ:
+ Nghỉ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ Nghỉ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, (cả nam và nữ )
(Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, và nghỉ hàng tuần)
2. Mức hưởng: Lương đóng BH / 30 ngày x số ngày nghỉ
III. Chế độ thai sản:
1.Chế độ khám thai:
- Thời gian:
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai (Thời gian nghỉ không kể ngày lễ ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hàng tuần)
- Mức hưởng: Lương đóng BH / 24 ngày x số ngày nghỉ
2. Chế độ nghỉ khi sẩy thai, thai chết lưu...
-Thời gian:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
(Thời gian nghỉ tính cả ngày lễ, Tết, và nghỉ hàng tuần)
- Mức hưởng: 100% số tiền tính theo tháng trên mức đóng, số ngày lẻ được tính bằng mức lương đóng BH/30 ngày.
3.Chế độ khi sinh con
- Thời gian:
+ Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động, phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý
Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.
- Mức hưởng:
Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.
Phụ cấp tiền tã lót (gọi nôm na như vậy): 1.150.000*2 (1.150.000 là mức lương tối thiểu chung)
4.Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ đẻ: Áp dụng từ ngày 01/01/2016
- Thời gian:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.Th ời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
-Mức hưởng: Lương đóng BH / 24 ngày x số ngày nghỉ
5. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
- Thời gian:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác
- Mức hưởng: 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà), 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung) Áp dụng từ 2015 trở về trước
Từ 01/01/2016: 30% lương tối thiểu chung/ngày
III. Chế độ khi con ốm đau:
- Thời gian:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Mức hưởng: tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Lưu ý:
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
-Trong thời gian nghỉ thai sản người lao động và doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHTN nhưng vẫn phải đóng BHYT