Tin tức | TIN MỚI
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những công việc gì?
Thứ năm, 24/09/2015, 10:00 GMT+7 | Xem: 1.563

 Khi doanh nghiệp mới thành lập, thông thường để giảm thiểu chi phí, rất nhiều công việc và các khoản chi cần thiết liên quan đến thuế bị chủ doanh nghiệp bỏ qua do không nắm được quy trình hoặc biết nhưng cố tình bỏ qua. Nhằm giúp các chủ doanh nghiệp mới thành lập hình dung được và nắm rõ các công việc cần thực hiện sau khi thành lập xong, Kế Toán Thuế Ngân Việt xin liệt kê các công việc cần làm cụ thể sau:

1. Mua chữ ký số:                                                                                                                           

Đa phần các doanh nghiệp mới thành lập thường quan niệm rằng chữ ký số chưa cần thiết trong giai đoạn đầu mới thành lập, do đó chỉ đến khi tới hạn nộp hồ sơ khai thuế thì mới mua, tiết kiệm thêm được “vài tháng” chi phí sử dụng. Trung Tâm Kế Toán Thuế Ngân Việt khuyên doanh nghiệp nên mua CKS ngay từ khi bắt đầu thành lập, để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch điện tử như: các hoạt động đăng ký và nộp thuế điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua CKS để đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

2. Xác định phương pháp tính thuế GTGT:

Tùy vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

- Có hóa đơn mua sắm tài sản cố định hoặc công cụ dụng cụ

- Có địa chỉ được xác định bằng hợp đồng thuê/mượn nhà

Doanh nghiệp sau khi thỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên thì tiến hành soạn công văn đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ (Mẫu 06-MST) để gửi lên chi cục thuế trước khi DN nộp tờ khai thuế đầu tiên.

3. Công văn đăng ký chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn:

Tùy vào đặc thù hoạt động và quy mô, doanh nghiệp tiến hành làm công văn đăng ký chế độ kế toán, phương pháp trích khấu hao TSCĐ, phương pháp tính thuế, loại hóa đơn sử dụng…và nộp cho bộ phận tiếp nhận công văn của CCT.

4. Đăng ký sử dụng hóa đơn, in hóa đơn và phát hành hóa đơn:

Sau khi doanh nghiệp nhận được công văn chấp thuận cho tính thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp tiến hành nộp công văn đăng ký sử dụng hóa đơn Đặt In/Tự in (mẫu phụ lục 3.14 thông tư 39/2014).

Sau khi doanh nghiệp được sự chấp thuận cho sử dụng hóa đơn đặt in/tự in, doanh nghiệp tiến hành đặt in/tự in hóa đơn, đồng thời nộp thông báo phát hành hóa đơn (trực tiếp/qua mạng) kèm hóa đơn mẫu lên cơ quan thuế trước khi sử dụng 5 ngày.

5. Mở tài khoản Ngân hàng và nộp mẫu 08-MST thông báo TK Ngân hàng:

Doanh nghiệp nên mở tài khoản Ngân Hàng sớm để vừa thuận tiện cho giao dịch, vừa hỗ trợ cho hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử, sau khi mở TKNH, trong vòng 10 ngày doanh nghiệp cần tiến hành nộp mẫu 08-MST để thông báo thông tin TKNH này cho chi cục thuế.

6. Thông báo thang bảng lương, thông báo danh sách lao động ban đầu tới phòng LĐTBXH:

Nhiều doanh nghiệp quên đi nghĩa vụ với cơ quan lao động, luật lao động và các văn bản hướng dẫn, Doanh nghiệp mới thành lập cần thông báo danh sách lao động theo mẫu 05 đính kèm thông tư 23/2014 lên phòng LĐTBXH trong vòng 30 ngày sau khi thành lập, đồng thời tạo thang bảng lương và thông báo thang bảng lương lên phòng LĐTBXH.

Trung Tâm Kế Toán Thuế Ngân Việt chúc các bạn Kế toán làm tốt công việc của mình!

CÁC TIN KHÁC

© 2015 CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ VÀ KẾ TOÁN NGÂN VIỆT

Cơ sở 1: 18 Trung Nghĩa 7, Thành phố Đà Nẵng

Chi nhánh : Chi nhánh: 476/1 Phan Châu Trinh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại : 0236.3.679.466- Di động(Zalo) : 0905.146.548 hoặc 0967.931.501

Email         : nganvietdt@gmail.com

 

+ Lượt truy cập : 1.465.363

+ Đang online : 113

+ Hôm nay : 179

+ Hôm qua : 650

[X]