Dịch vụ báo cáo thuế chia sẽ những điều cần phải làm khi thành lập doanh nghiệp.
Thứ sáu, 21/08/2015, 16:35 GMT+7 | Xem: 1.371
Bạn đã có ý tưởng kinh doanh, định mở Công ty cho riêng mình? Bạn đang phân vân không biết thủ tục để thành lập DN? Hãy đến với chúng tôi :
Trung tâm đào tạo kế toán thuế Đà Nẵng với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như:
Dịch vụ kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ giải thể doanh nghiệp,...bạn sẽ được tư vấn miễn phí.
Khi bạn quyết định thành lập doanh nghiệp (DN) để bắt đầu khởi nghiệp cho tương lai là lúc bạn cần tiến hành các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước. Thủ tục để thành lập một DN hiện nay được cải cách đơn giản và rút ngắn thời gian rất nhiều để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
Bắt đầu cho một sự nghiệp, một hướng phát triển mới vấn đề bạn quan tâm nhiều là tìm hiểu thị trường, đặt địa điểm kinh doanh, tìm nguồn vốn, nhân lực,… cho dự án kinh doanh của mình.
Vấn đề về thủ tục với cơ quan nhà nước để xin cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi thành lập doanh nghiệp ít được bạn quan tâm. Nhưng trong thực tế vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ĐKKD mà bạn cần chú ý.
1. Vấn đề xác định ngành nghề kinh doanh của DN
Ngoài thủ tục ĐKKD thông thường việc xác định ngành nghề kinh doanh của DN rất quan trọng. Vì ở một số loại ngành nghề sản xuất – kinh doanh bạn cần thêm giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm về điều kiện đặc thù ngành nghề đó theo quy định pháp luật.
Theo luật Doanh nghiệp hiện nay quy định ba loại hình kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi bạn phải đáp ứng thêm một số yêu cầu, đó là: các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề mà bạn được yêu cầu phải: xin giấy phép kinh doanh cho ngành nghề kinh doanh đó (như đối với ngành sản xuất phim, bạn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục ĐKKD); hoặc cần có đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng cháy, chữa cháy, …và một số các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (như kinh doanh vũ trường, karaoke).
- Ngành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định (như kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh đa cấp), bạn cung cấp văn bản xác nhận vốn của ngân hàng.
- Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán), thì chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Nên việc xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp cần được bạn chú ý. Bạn cần phải chắc chắn là mình có đủ các điều kiện pháp lý mới có thể xin được giấy chứng nhận ĐKKD. Để tránh phải tốn kém chi phí như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên rồi mới đi xin giấy chứng nhận ĐKKD thì chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Cần xác định nguồn vốn điều lệ
Các nhà đầu tư cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà đầu tư sẽ dùng để góp vốn thành lập DN (ví dụ như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản...). Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của DN.
Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập DN hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau - và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập DN (xem phần 6 bên dưới). Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi DN được thành lập xong, nhưng các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của DN.
3. Xác định loại hình doanh nghiệp, số lượng thành viên góp vốn kinh doanh
- Loại hình doanh nghiệp khi thành lập, cơ cấu quản lý có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, như những khó khăn của công ty cổ phần là các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập. Vì vậy, bạn cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp.
- Số lượng các thành viên góp vốn kinh doanh cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức sau này. Nếu chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, sẽ là DN tư nhân với cơ chế quản lý là chủ DN. Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên thì bạn sẽ chọn lựa thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hay thành lập công ty cổ phần
4. Đặt tên cho doanh nghiệp
Đặt tên cho DN là thương hiệu của DN, nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho DN. Dù vậy, việc đặt tên cho DN cần lưu ý quy định của pháp luật cũng như không được trùng với tên của DN khác cùng ngành nghề đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
5. Địa điểm kinh doanh của DN
Bạn chọn địa điểm kinh doanh của DN gồm có trụ sở chính của DN và tất cả địa điểm đặt cơ sở kinh doanh khác của DN (nếu có). Quy định về ĐKKD thực hiện theo Luật DN 2005, nhưng trên thực tế, ở một số địa phương có đặc thù riêng bạn thể có gặp những hạn chế nhất định mà DN ở đó phải tuân theo.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra địa điểm kinh doanh dự kiến của mình có được địa phương chấp thuận hay không là bước rất quan trọng mà nhà bạn lưu ý khi nộp hồ sơ ĐKKD.
6. Hợp đồng hoặc thỏa thuận khi thành lập DN
Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với DN mà có nhiều nhà đầu tư tham gia. Hiện nay, loại hình liên doanh trong nước và nước ngoài mới có yêu cầu cung cấp hồ sơ ĐKKD.
Trong trường hợp không yêu cầu hợp đồng hoặc thỏa thuận thì bạn cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận khi thành lập DN để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, cũng để tránh tranh chấp sau này.
Trên đây là những điều chung nhất cần quan tâm khi tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Còn tùy từng trường hợp riêng biệt của cá nhân bạn mà cần các thủ tục pháp lý khác trước khi ĐKKD. Bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn này để việc tiến hành ĐKKD được thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc khi DN đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, kế toán thực hành, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."