Kế toán thuế Đà Nẵng chia sẽ một số khái quát về Bảng cân đối kế toán.
Thứ năm, 20/08/2015, 08:20 GMT+7 | Xem: 1.439
Bảng cân đối kế toán là gì ?
Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT) là một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp ,bản này chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản thuộc về doanh nghiệp theo giá trị và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định.
Dưới đây là những khái niệm cơ bản về bảng cân đối kế toán mà kế toán thuế Đà Nẵng cung cấp đến bạn đọc nhằm hiểu hơn về các lĩnh vực kế toán.
Nội dung của Bảng cân đối kế toán được thể hiện đầy đủ ,chi tiết qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh về tình hình tài sản của doanh nghiệp đang sở hữu. Các chỉ tiêu này được phân loại và xếp sắp theo thành từng loại ,mục và chỉ tiêu cụ thể để có thể giúp người xem dễ nắm bắt nhanh chóng. Các chỉ tiêu này được mã hóa giúp thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu khi cần cũng như dễ cho việc xử lý trên máy tính hơn.
Bảng cân đối kế toán (BCDKT) là gì? Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều bạn kế toán khi tham gia vào lĩnh vực kế toán cần hiểu thật rõ ràng ,chi tiết để có thể lên được một bản báo cáo tài chính cho doanh nghiệp của mình thật chính xác nhất.
Bảng cân đối kế toán thường được chia làm 2 phần chính : phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”
+ Phần “Tài sản”: là phần phản ánh rõ ràng,cụ thể toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái trong tất cả các giai đoạn,các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu được phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản thuộc doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
– Về Kinh tế: số liệu của các chỉ tiêu phản ánh bên “Tài sản” thể hiện rõ giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ nguyên vật liệu, hàng hóa hay tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng,…) các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình SXKD (thu, mua, sản xuất, tiêu thụ, …) . Căn cứ trên số liệu này mà đánh giá tổng quát quy mô tài sản, năng lực và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
– Về mặt pháp lý: số liệu của các chỉ tiêu “Tài sản” phản ánh chính xác toàn bộ tài sản hiện có đang trực thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Ví dụ về bảng CĐKT của doanh nghiệp
+ Phần “Nguồn vốn” phản ánh rõ ràng cụ thể về nguồn hình thành các tài sản của doanh nghiệp cho đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu bên phần “Nguồn Vốn” được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị . Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có sẽ phản ánh chính xác nhất tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
-Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần “Nguồn vốn” thể hiện rõ quy mô , nội dung tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp hiện tại.
-Về mặt pháp lý: Số liệu mà các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý ,sử dụng đối với nhà nước ,cấp trên, các nhà đầu tư, cổ đông, vốn liên doanh, với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng (về các khoản vốn vay), với khách hàng và với người lao động.
Ngoài ta ở cả hai phần, ngoài cột chỉ tiêu mà chúng ta thường đề cập thì còn có các cột phản ánh mã số, cột thuyết minh, cột số cuối kỳ và cột số đầu kỳ.
Nguồn: "kế toán thuế đà nẵng, học kế toán đà nẵng, đào tạo kế toán thuế tại đà nẵng, kế toán thực hành, lớp học kế toán đà nẵng, kế toán máy,trung tâm đào tạo kế toán đà nẵng, học kế toán khách sạn nhà hàng, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ kế toán."